Việt Sử
 

Chiều Dày Lịch Sử: Một phản tưởng về công tŕnh khai quật Thăng Long Thành

Nguyễn Hữu Liêm

Khi chuyên gia khảo cổ Trần Hạnh đến Berkeley chiếu slide show về công tŕnh khai quật những di tích thành Thăng Long trong ṿng hai năm qua, lịch sử dân tộc - vốn mang một bản chất mơ hồ như thi ca - bổng trở nên rơ nét. Khuôn mặt tiểu thuyết và tưởng tượng của quá khứ không c̣n nằm ở b́nh diện thuần tri thức. Hôm nay, sử tính đă trở nên một đối thể của giác quan - the textual becomes sensual.

Trong ṿng một tiếng đồng hồ, trong một thư pḥng trên ngọn đồi nh́n xuống vịnh San Francisco, khán giả thực sự được rung động với vết tích từ chiều dày lịch sử ngàn năm Việt Nam. Từ thời Đại La của thế kỷ thứ bảy đến thờ Hậu Lê của thế kỷ mười bảy, hơn mười thế kỷ của dấu ấn văn hóa và chứng cớ lịch sử được trưng diện. Như một cây cổ thụ già mà nhân chứng lần đầu tiên có dịp nh́n sâu vào từng khoanh gỗ được cuốn vào thân mệnh, bản sắc sử kiện của Việt Nam được minh xác. Sử tính như sống lại, như đứng lên, như đ̣i hỏi phải được trưng diện, phải được khai quật, phải được cảm nhận, để hiểu, để cùng thấm thía cái hồn sử mệnh bị vùi chôn trong ḷng đất suốt hơn ba thế kỷ qua kể từ khi Gia Long Nguyễn Ánh chuyển đô về Huế.

Hăy nh́n kỹ lần nữa vào chứng tích. Các lớp gạch vẫn c̣n nguyên với thời gian trong sự phủ kín của đất đá và ư chí phủ nhận của những nguồn nhân văn cận đại. Triều đại Lư Trần được liên tục và quyện lẫn với nhà Lê bằng những viên gạch được tái sử dụng cho những giếng nước đáy sâu. Nguồn mạch sông Hồng như nuôi dưỡng những biểu tượng sinh khí của những triều đại đă đi qua. Càng muốn đi vào quá khứ th́ phải đào sâu hơn xuống ḷng đất. Cái ǵ được chôn giấu sâu thẳm th́ c̣n tồn tại lâu hơn. Theo Trần Hạnh, những "tầng văn hóa" đại diện cho một triều đại. Càng đi về quá khứ th́ các tầng văn hóa bị vùi sâu hơn nữa. Thời gian và năng động văn hóa các triều đại vương quyền ấn sâu vào ḷng đất như từng những lớp gỗ dày quyện thêm vào sử tính của dân tộc. Qua các b́nh rượu, tách trà, con phượng trên mái đ́nh, bát cốc, đáy giếng nước, một nội dung văn hóa thanh cao và độc lập được đánh dấu và biểu hiện. Văn hóa là cái c̣n lại của ấn tượng ư thức - mà vết tích của ư thức chính là hiện vật được phơi bày qua thể tướng của những đồ dùng gia dụng trong một sinh hoạt b́nh thường.

Lịch sử Việt Nam bị người Việt bỏ quên và phủ nhận một cách vô t́nh và vô ư thức trong ṿng gần hai thế kỷ qua. Nguyễn Bá Chung gọi đây là những "historical discontinuities" (cách đoạn lịch sử). Cái thứ nhất là sự chôn vùi dấu tích lịch sử thành Thăng Long Hà Nội khi kinh đô dời vào miền Trung ở đầu thế kỷ Mười Chín. Cái thứ hai là sự thay đổi ngôn ngữ từ Hán Nôm sang tiếng mẫu tự Latin. Sau hai biến cố cách đoạn cơ bản này, con người Việt Nam bị mất gốc lịch sử và lạc lơng văn hóa. Họ nhân danh lịch sử qua văn bản mà nay rất ít người Việt có thể đọc được. Một quá khứ huy hoàng và lâu dài th́ không có hoặc là thiếu vắng chứng tích. Cái may mắn như là một món quà sử liệu vô t́nh được cống hiến cho Việt Nam từ công tŕnh khai quật này là sự điền vào chỗ trống trong ư thức lịch sử dân tộc một b́nh diện dữ kiện vững chắc và trực tiếp hơn.

Sai lầm lớn của sử học - vốn là cơ sở cho ư thức sử mệnh - vốn từ lâu nay là năng ư tự đóng khung sử kiện vào sử liệu thuần văn bản (pure textual documentation). V́ vậy, lịch sử trở nên trưù tượng trên b́nh diện ngôn từ mà ư nghĩa của gốc tích (etymology) th́ nay đă bị bỏ quên và không c̣n biết đến. Trí thức Việt Nam trong suốt gần thế kỷ qua là một lũ người mất gốc ngôn ngữ và thiếu căn bản văn hóa lịch sử. Từ sự hời hợt của cơ sở ngôn ngữ và sự trống vắng của sử kiện chứng tích vượt ra khỏi ngôn từ, ư thức sử Việt trở nên thiếu cơ sở biện minh. Và ư chí lịch sử, từ sự mơ hồ kiến thức này, đă dẫn đến những khủng hoảng nhân văn, thối nát và vong bản văn hóa - và cuối cùng là tính hoang tưởng lịch sử trên một cơ sở chủ nghĩa chính trị hoang đường. Lịch sử Việt Nam cần phải được khai sáng và tái minh xác - từ ngôn ngữ, sử liệu đến sử kiện - để ḥng cứu vớt lại cơn khủng hoảng nhân văn của dân tộc Việt Nam hiện nay.

Khi cả một dự án xây toà nhà quốc hội phải nhường chỗ cho công tŕnh khai quật sử vật - th́ đây là điều đáng để vui chào. Lâu lắm rồi chúng ta mới thấy được sự việc chính trị vương triều biết lắng nghe và tôn trọng tiếng nói văn hóa - khi sử liệu Việt Nam được minh xác qua các "tầng văn hóa" được khai quật và nhận diện, khi tự ái công quyền phải nhường ngôi cho chiều sâu sử học, th́ có lẽ đă đến lúc dân tộc Việt Nam bắt đầu có kiến thức và ư thức về lịch sử của ḿnh.

Nguyễn Hữu Liêm

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :